Hiển thị bài viết tin tức
Một số kiến thức cơ bản về trái phiếu cần biết
Rủi ro lớn nhất là Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán hay vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các văn kiện trái phiếu.
Đây là rủi ro Tổ chức phát hành không thanh toán được lãi hoặc gốc khi đến hạn hoặc vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các văn kiện trái phiếu được định nghĩa là sự kiện vi phạm nghiêm trọng. Khi bất kỳ sự kiện vi phạm nào như trên xảy ra, Tổ chức phát hành sẽ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc thực hiện mua lại trái phiếu bắt buộc trước hạn. Việc thu hồi giá trị đầu tư của Khách hàng phụ thuộc vào kết quả xử lý tài sản đảm bảo (nếu có) và (hoặc) kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, tùy từng trường hợp, Khách hàng có thể không thu hồi được toàn bộ (hoặc một phần) giá trị đầu tư của mình.
TCBS giúp KH giảm thiểu rủi ro này bằng việc lựa chọn TP hàng đầu thị trường (tổ chức phát hành uy tín, kỳ hạn ngắn, một số trái phiếu được niêm yết). Trước khi phân phối cho KH, các trái phiếu phải trải qua quy trình thẩm định chặt chẽ để đảm bảo trái phiếu lựa chọn là an toàn.
TCB và TCBS giữ các vai trò quan trọng trong việc phát hành và phân phối TP – đi theo TP và đồng hành cùng KH đến khi đáo hạn: từ đơn vị tư vấn phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, đơn vị quản lý tài khoản, quản lý tài sản đảm bảo, và là nhà đầu tư lớn cùng đầu tư với khách hàng.
Mô hình kinh doanh của TCBS là mua sỉ/ bán lẻ nên TCBS đã thẩm định trái phiếu rất kỹ để tham gia đầu tư , nên cũng chính là một trong các nhà đầu tư, sau đó chia sẻ cơ hội đầu tư cho KH . Vì thế nếu có rủi ro xảy ra thì TCB/ TCBS chịu rủi ro đầu tiên về mặt tài chính. Tuy nhiên rủi ro lớn nhất là uy tín của chính TCB/ TCBS nên ngay từ khâu lựa chọn TP, TCB Group đã rất thận trọng để đảm bảo uy tín của chính tập đoàn.
Đây là rủi ro Tổ chức phát hành không thanh toán được lãi hoặc gốc khi đến hạn hoặc vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các văn kiện trái phiếu được định nghĩa là sự kiện vi phạm nghiêm trọng. Khi bất kỳ sự kiện vi phạm nào như trên xảy ra, Tổ chức phát hành sẽ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc thực hiện mua lại trái phiếu bắt buộc trước hạn. Việc thu hồi giá trị đầu tư của Khách hàng phụ thuộc vào kết quả xử lý tài sản đảm bảo (nếu có) và (hoặc) kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, tùy từng trường hợp, Khách hàng có thể không thu hồi được toàn bộ (hoặc một phần) giá trị đầu tư của mình.
TCBS giúp KH giảm thiểu rủi ro này bằng việc lựa chọn TP hàng đầu thị trường (tổ chức phát hành uy tín, kỳ hạn ngắn, một số trái phiếu được niêm yết). Trước khi phân phối cho KH, các trái phiếu phải trải qua quy trình thẩm định chặt chẽ để đảm bảo trái phiếu lựa chọn là an toàn.
TCB và TCBS giữ các vai trò quan trọng trong việc phát hành và phân phối TP – đi theo TP và đồng hành cùng KH đến khi đáo hạn: từ đơn vị tư vấn phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, đơn vị quản lý tài khoản, quản lý tài sản đảm bảo, và là nhà đầu tư lớn cùng đầu tư với khách hàng.
Mô hình kinh doanh của TCBS là mua sỉ/ bán lẻ nên TCBS đã thẩm định trái phiếu rất kỹ để tham gia đầu tư , nên cũng chính là một trong các nhà đầu tư, sau đó chia sẻ cơ hội đầu tư cho KH . Vì thế nếu có rủi ro xảy ra thì TCB/ TCBS chịu rủi ro đầu tiên về mặt tài chính. Tuy nhiên rủi ro lớn nhất là uy tín của chính TCB/ TCBS nên ngay từ khâu lựa chọn TP, TCB Group đã rất thận trọng để đảm bảo uy tín của chính tập đoàn.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn phục vụ mục đích kinh doanh của mình. Người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp có quyền hưởng lãi theo lãi suất ghi trên trái phiếu và được hoàn gốc theo mệnh giá trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp là 1 loại chứng khoán và có thể chuyển nhượng.
Là doanh nghiệp phát hành trái phiếu và có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi trái phiếu
Là ngày cuối cùng của trái phiếu, vào ngày đáo hạn trái chủ sẽ được hoàn trả mệnh giá trái phiếu và nhận kỳ trái tức cuối cùng
Trái phiếu thường được thanh toán lãi định kỳ (mỗi 3, 6 hoặc 12 tháng) tuy nhiên cũng có trái phiếu thanh toán lãi 1 lần vào ngày phát hành (trái phiếu chiết khấu) hoặc vào ngày đáo hạn.
Là số tiền lãi định kỳ theo lãi suất ghi trên trái phiếu mà Tổ chức phát hành thanh toán cho người sở hữu trái phiếu
Là chênh lệch giữa tổng số tiền thu về trong thời gian đầu tư so với số tiền vốn bỏ ra để mua trái phiếu, tính theo phần trăm trên số tiền vốn. Tiền thu về trong thời gian đầu tư trái phiếu bao gồm: lãi trái phiếu (trái tức, coupon) nhận định kỳ, tiền bán trái phiếu (nếu bán trái phiếu trước đáo hạn) hoặc mệnh giá trái phiếu (nếu giữ trái phiếu đến đáo hạn)
Cách tính tương tự như Lãi suất đầu tư nhưng Tiền thu về được cộng thêm khoản lãi giả định thu được khi nhà đầu tư tái đầu tư lãi trái phiếu (coupon, trái tức) ngay khi nhận được để tối đa hóa lợi nhuận. Lãi suất tái đầu tư giả định là 6.5%/năm.
Lãi suất tái đầu tư này nhằm giúp NĐT dễ so sánh với lãi suất tiết kiệm trả lãi cuối kỳ.
Lãi suất tái đầu tư này nhằm giúp NĐT dễ so sánh với lãi suất tiết kiệm trả lãi cuối kỳ.
Giá trái phiếu thường được niêm yết theo 2 cách:
- Đơn giá: là giá 1 trái phiếu so với mệnh giá của nó, ví dụ đơn giá bán trái phiếu là 100.20, tức là giá 1 trái phiếu là 100.200 VNĐ so với mệnh giá trái phiếu là 100.000 VNĐ.
- Lãi suất đáo hạn: là lãi suất mà người sẽ mua trái phiếu đó nhận được nếu giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn của trái phiếu bằng cách nhận các dòng tiền lãi và mệnh giá được tổ chức phát hành thanh toán trong kỳ và vào ngày đáo hạn.
- Đơn giá: là giá 1 trái phiếu so với mệnh giá của nó, ví dụ đơn giá bán trái phiếu là 100.20, tức là giá 1 trái phiếu là 100.200 VNĐ so với mệnh giá trái phiếu là 100.000 VNĐ.
- Lãi suất đáo hạn: là lãi suất mà người sẽ mua trái phiếu đó nhận được nếu giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn của trái phiếu bằng cách nhận các dòng tiền lãi và mệnh giá được tổ chức phát hành thanh toán trong kỳ và vào ngày đáo hạn.
Là đồ thị giá trái phiếu được biểu diễn theo lãi suất đáo hạn (xem định nghĩa về Giá trái phiếu) tương ứng với kỳ hạn của trái phiếu. Thông thường đường cong lãi suất có xu hướng đi lên, tức là kỳ hạn càng dài thì lãi suất đáo hạn trái phiếu càng cao (ngược lại kỳ hạn càng ngắn thì lãi suất đáo hạn càng giảm). Đường cong lãi suất dùng để quan sát biến động giá của thị trường trái phiếu và làm cơ sở xác định giá mua, bán trái phiếu
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, khi mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân phải chịu các loại thuế:
1. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi nhận lãi coupon trái phiếu: Số thuế TNCN được xác định bằng lãi xác định theo lãi suất coupon nhân với thuế suất theo quy định của luật. Thuế suất hiện tại được tính bằng 5%.
2. Thuế bán trái phiếu: 0,1% tính trên giá bán trái phiếu.
Nếu giữ trái phiếu đến đáo hạn, tiền gốc trái phiếu không bị tính thuế TNCN.
1. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi nhận lãi coupon trái phiếu: Số thuế TNCN được xác định bằng lãi xác định theo lãi suất coupon nhân với thuế suất theo quy định của luật. Thuế suất hiện tại được tính bằng 5%.
2. Thuế bán trái phiếu: 0,1% tính trên giá bán trái phiếu.
Nếu giữ trái phiếu đến đáo hạn, tiền gốc trái phiếu không bị tính thuế TNCN.
Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành
Trái phiếu có đảm bảo là trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản, trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng chi trả thì tài sản bảo đảm cho trái phiếu đó sẽ được xử lý để trả nợ cho trái chủ. Mô tả về tài sản và tỷ lệ bảo đảm được quy định tại Bản Công bố thông tin trái phiếu.
Là trái phiếu được một bên thứ ba cam kết thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong trường hợp tổ chức phát hành không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu. Điều khoản bảo lãnh thanh toán được quy định cụ thể trong tài liệu Điều kiện và Điều khoản trái phiếu.
Các công ty chứng khoán là tổ chức tài chính được phép cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu, bao gồm lập kế hoạch phát hành, dựng hồ sơ phát hành, tư vấn lãi suất và giá phát hành,…
Thực hiện việc quản lý hoặc xử lý TSBĐ, thanh toán số tiền thu được cho các trái chủ trong trường hợp TCPH không thực hiện được nghĩa vụ với các trái chủ và đảm bảo quyền lợi ngang nhau cho các trái chủ.
Về cơ bản có 02 loại phí liên quan đến trái phiếu, bao gồm:
1. Phí giao dịch:
- Đối với trái phiếu niêm yết: tương tự cổ phiếu, khi mua bán trái phiếu trên sàn giao dịch, NĐT sẽ trả phí giao dịch. Mức phí giao dịch trái phiếu do các CTCK quy định.
- Đối với trái phiếu không niêm yết: phí này được gọi là phí chuyển nhượng, người mua và người bán cần thông báo và làm thủ tục chuyển nhượng tại Đại lý chuyển nhượng trái phiếu là CTCK. Phí chuyển nhượng sẽ do CTCK quy định và được thanh toán khi làm hồ sơ chuyển nhượng.
- Phí môi giới: phí giao dịch trong một số trường hợp được gọi là phí môi giới để thể hiện việc CTCK làm trung gian môi giới để giúp NĐT giao dịch trái phiếu với nhau.
2. Phí lưu ký trái phiếu: Chỉ đối với trái phiếu niêm yết và đăng ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán VN, NĐT sẽ phải trả phí lưu ký cho Trung tâm lưu ký là 0,2 VNĐ/trái phiếu/tháng.
1. Phí giao dịch:
- Đối với trái phiếu niêm yết: tương tự cổ phiếu, khi mua bán trái phiếu trên sàn giao dịch, NĐT sẽ trả phí giao dịch. Mức phí giao dịch trái phiếu do các CTCK quy định.
- Đối với trái phiếu không niêm yết: phí này được gọi là phí chuyển nhượng, người mua và người bán cần thông báo và làm thủ tục chuyển nhượng tại Đại lý chuyển nhượng trái phiếu là CTCK. Phí chuyển nhượng sẽ do CTCK quy định và được thanh toán khi làm hồ sơ chuyển nhượng.
- Phí môi giới: phí giao dịch trong một số trường hợp được gọi là phí môi giới để thể hiện việc CTCK làm trung gian môi giới để giúp NĐT giao dịch trái phiếu với nhau.
2. Phí lưu ký trái phiếu: Chỉ đối với trái phiếu niêm yết và đăng ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán VN, NĐT sẽ phải trả phí lưu ký cho Trung tâm lưu ký là 0,2 VNĐ/trái phiếu/tháng.