Bảng giá chứng quyền TCBS
Gồm nhiều chỉ số và biểu đồ rất giá trị do các chuyên gia phân tích của TCBS nghiên cứu dựa trên các trải nghiệm đầu tư cũng như vận dụng mô hình toán học ứng dụng để tính toán.
Một số chỉ số mà chỉ có trên bảng giá của TCBS như: Giá lý thuyết, Lãi lỗ hiện tại, Đòn bẩy, Đòn bẩy vốn hiệu dụng, Delta, Implied volatility, Biến động chứng khoán cơ sở, Ngày giao dịch còn lại…
Ưu điểm vượt trội của bảng giá chứng quyền TCBS
Với đặc thù của bảng giá chứng quyền có rất nhiều chỉ số nên TCPrice của TCBS cho phép người dùng ẩn hiện cột theo nhu cầu theo dõi và lưu lại những setting này trên thiết bị
Hỗ trợ hiển thị nhiều chỉ số ngay trên cả thiết bị mobile. Và để tận dụng tối ưu diện tích của thiết bị mobile, bảng giá trên mobile hỗ trợ hiển thị dữ liệu theo các chế độ mobile dọc và xoay ngang
Người dùng có thể bấm vào bất cứ trường giá nào ở bảng giá chứng quyền đều có thể prefill lên card đặt lệnh giúp tối giản hơn các bước để thực hiện mua bán
Biểu đồ độc quyền TCBS
Bảng giá chứng quyền TCBS gồm rất nhiều biểu đồ độc quyền được nghiên cứu và thiết kế riêng để phù hợp với nhu cầu tìm hiểu và phân tích từng chứng quyền
Biểu đồ Chênh lệch = Giá CKCS - Điểm hòa vốn
Đồ thị thể hiên sự chênh lệch (GAP) giữa Giá chứng khoán cơ sở với Điểm hòa vốn. Trong hầu hết trường hợp, giá hiện tại của chứng khoán cơ sở sẽ thấp hơn điểm hòa vốn nên sẽ là số âm (được biểu bằng đường màu đỏ nằm dưới đường nằm ngang màu trắng, tương đương mức 0). Số âm càng lớn thì CW càng kém hấp dẫn vì khả năng hòa vốn sẽ càng thấp theo thời gian
Nhà đầu tư nên lựa chọn những chứng quyền có chênh lệch (hay GAP) của giá CKCS hiện tại với điểm hòa vốn gần mức 0 để gia tăng xác suất có lời từ giao dịch. Xem đồ thị này để biết xu hướng của sự chệnh lệch này để xác định điểm mua hoặc bán hợp lý Đồ thị cho phép theo dõi trạng thái "chênh lệch" theo khung thời gian: +) 1P: nhà đầu tư theo dõi trạng thái giao dịch của chứng quyền trong ngày giao dịch hiện tại theo từng phút. +) 1N: nhà đầu tư theo dõi trạng thái giao dịch của chứng quyền hằng ngày kể từ khi chứng quyền bắt đầu giao dịch.
Biểu đồ Giá CKCS
Thể hiện giá và khối lượng khớp lệnh của chứng khoán cơ sở tại các thời điểm trong quá khứ. Nhà đầu tư có thể lựa chọn từng khung thời gian mong muốn như 1 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 1 ngày.
Biểu đồ Chênh lệch = Giá lý thuyết - Giá thị trường của CW
Sau khi thay đổi các tham số tại bảng Tính giá CW Black Scholes và nhấn vào nút Tính Giá, Đồ thị sẽ mô phỏng lại giá lý thuyết theo mô hình Black Scholes (đường màu cam) và giá đóng cửa từng phiên giao dịch (đường màu xanh da trời) trong quá khứ để thể hiện chênh lệch giữa hai mức giá này.
Nếu Giá lý thuyết cao hơn giá đóng cửa nghĩa là chênh lệch dương và được biểu diễn bằng cột màu xanh lá cây, chứng quyền trong những phiên giao dịch này đang được định giá thấp hơn giá trị thực.
Nếu Giá lý thuyết thấp hơn giá đóng cửa nghĩa là chênh lệch âm và được biểu diễn bằng cột màu đỏ, chứng quyền trong những phiên giao dịch này đang được định giá cao hơn giá trị thực.
Bằng cách thay đổi các tham số trong bảng Tính giá CW Black Scholes, nhà đầu tư quan sát đồ thị có thể đánh giá yếu tố nào (trong 4 yếu tố giá thực hiện, lãi suất phi rủi ro, tỷ lệ chuyển đổi và độ biến động) tác động nhiều nhất đến chênh lệch giá lý thuyết và giá đóng cửa trong quá khứ.
Tín hiệu kỹ thuật
Tổng hợp các chỉ báo biến động như RSI, MACD, Bollinger Bands Width,... giúp xác định trạng thái giao dịch của chứng quyền:
- MUA MẠNH: Thị trường đang MUA rất MẠNH chứng quyền
- MUA: Thị trường đang MUA MẠNH chứng quyền
- TR.TÍNH: Thị trường đang có góc nhìn trung lập về chứng quyền
- BÁN: Thị trường đang BÁN MẠNH chứng quyền
- BÁN MẠNH: Thị trường đang BÁN rất MẠNH chứng quyền
Tính giá CW Black Scholes
Bảng tính cho phép nhà đầu tư xác định Giá lý thuyết của chứng quyền theo mô hình Black Scholes. Bảng tính đã thiết lập sẵn các thông số mặc định về giá thực hiện, lãi suất phi rủi ro, tỷ lệ chuyển đổi và độ biến động (tính toán dựa trên biến động 100 phiên gần nhất của chứng khoán cơ sở). Nhà đầu tư có thể tùy chỉnh những tham số này để xác định giá lý thuyết của 1 chứng quyền bất kỳ.
Sau khi đã điền đầy đủ các tham số trên, nhà đầu tư nhấn vào nút Tính Giá để xác định giá lý thuyết của chứng quyền theo những tham số đó.
Nếu muốn trở về các tham số mặc định ban đầu, nhà đầu tư nhấn vào nút Mặc định.
Nhà đầu tư nên so sánh sự chênh lệch của Giá lý thuyết với Giá hiện tại của CW để phát hiện cơ hội đầu tư. Nếu giá lý thuyết cao hơn giá hiện tại của CW thì đương nhiên nên mua vì CW đang được thị trường định giá thấp hơn giá trị thực. Thường tại Việt Nam thì giá lý thuyết sẽ luôn thấp hơn giá thị trường hiện tại của CW. Nên NĐT có thể xem xu hướng (trend) của sự chênh lệch này ở đồ thị bên cạnh để xác định điểm mua hoặc bán phù hợp
Bảng Chứng quyền cùng CKCS
Bảng hiển thị các chứng quyền có cùng chứng khoán cơ sở sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn chung về các chứng quyền khác đang được chào bán trên thị trường.
Một số kiến thức cơ bản về Chứng quyền cần biết
Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
Chứng quyền có bảo đảm luôn có thời hạn, do đó nhà đầu tư cần xem xét bán lại CW hoặc nắm giữ đến khi CW đáo hạn. Ngược lại, cổ đông có thể nắm giữ cổ phiếu cho đầu tư dài hạn.
Thông tin |
Ý nghĩa |
Chứng khoán cơ sở |
Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở. |
Giá chứng quyền |
Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu CW. |
Giá thực hiện |
Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi CW đáo hạn. |
Tỷ lệ chuyển đổi |
Cho biết số CW mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa là cần sở hữu 10 CW để mua một chứng khoán cơ sở |
Thời hạn chứng quyền |
Là thời gian lưu hành của CW, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng. |
Ngày giao dịch cuối cùng |
Là ngày giao dịch trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch. Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở. |
Ngày đáo hạn |
Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền. |
Kiểu thực hiện quyền |
Gồm 2 kiểu thực hiện quyền: kiểu Châu Âu và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, CW chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu; Theo đó, người sở hữu CW chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn |
Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền |
Bằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu CW sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện. |
Nhà đầu tư mua 1.000 chứng quyền mua của cổ phiếu TCB với các thông tin sau:
Nhà đầu tư mua 1.000 chứng quyền mua của cổ phiếu TCB với các thông tin sau:
Tỷ lệ chuyển đổi |
5:1 |
Giá thực hiện |
150.000 đồng |
Giá TCB hiện tại |
145.000 đồng |
Thời hạn chứng quyền |
6 tháng |
Giá một chứng quyền |
1.000 đồng |
Như vậy tổng số tiền đầu tư vào CW = 1.000 CW x 1.000 đồng = 1.000.000 đồng
- Tính đòn bẩy: giá của chứng quyền thường nhỏ hơn nhiều lần so với giá của chứng khoán cơ sở, tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi gần như tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, tỷ lệ thay đổi giá của CW sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Do đó, CW có thể làm gia tăng suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động đúng với dự báo của nhà đầu tư.
Ví dụ: Với nguồn vốn là 10 triệu đồng, nhà đầu tư nhận định giá cổ phiếu ABC tăng trong tương lai, nhà đầu tư có thể mua:
- 1.000 cổ phiếu ABC (giá 10.000đ/cổ phiếu) hoặc;
- 5.000 CW mua (Chứng khoán cơ sở: cổ phiếu ABC, giá CW: 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000đ)
Khi giá cổ phiếu ABC tăng lên 14.000 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận của nhà đầu tư đối với các Phương án:
- Mua Cổ phiếu ABC là: (14.000 đồng – 10.000 đồng) x 1.000 CP = 4.000.000 đồng tỷ suất sinh lời 40%
- Giả sử khi giá CKCS thay đổi 1 đ, giá CW thay đổi 1 đ (delta của CW bằng 1), như vậy khi giá CKCS tăng 4,000 đ, LN từ mua CW sẽ là 4,000 đ * 5,000 cp = 20 tr, tương ứng tỷ lệ sinh lời là 200%
Mức tỷ suất sinh lời 200% (gấp 5 lần CKCS) chính là nhờ tác động của đòn bẩy
- Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nhà đầu tư không thể nhận định chính xác về sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể đầu tư vào CW như một phương án thay thế. Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư trong trường hợp này chỉ là khoản phí (giá) của CW mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu CW.
Ví dụ: Nhà đầu tư muốn mua 1.000 cổ phiếu ABC, nhà đầu tư có thể thực hiện các phương án sau:
- Phương án 1: Mua 1.000 cổ phiếu ABC (giá 10.000đ/cổ phiếu) => tổng chi phí: 10.000.000 đồng
- Phương án 2: Mua 1.000 CW mua, nắm giữ đến ngày đáo hạn để thực hiện quyền Chứng khoán cơ sở: ABC, giá CW: 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000 đồng) => tổng chi phí: 2.000.000 đồng
06 tháng sau:
Giả sử giá của cổ phiếu ABC giảm xuống dưới 10.000 đồng, khi đó khoản lỗ của nhà đầu tư đối với các Phương án như sau:
Giá cổ phiếu ABC |
Khoản lỗ |
|
Mua 1.000 cổ phiếu ABC |
Mua 1.000 CW mua |
|
9.000 đồng |
1.000.000 đồng |
2.000.000 đồng |
8.000 đồng |
2.000.000 đồng |
2.000.000 đồng |
7.000 đồng |
3.000.000 đồng |
2.000.000 đồng |
6.000 đồng |
4.000.000 đồng |
2.000.000 đồng |
Như vậy, có thể thấy khi đầu tư CW, khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư luôn được cố định ở mức 2 triệu đồng cho dù giá của cổ phiếu ABC có giảm đến bất cứ mức giá nào. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư lựa chọn Phương án mua cổ phiếu, mức thiệt hại của nhà đầu tư có thể lên đến 4 triệu đồng.
- Vốn đầu tư thấp: giá giao dịch của mỗi chứng quyền thông thường là khá thấp. Vì vậy, khi tham gia nhà đầu tư chỉ bỏ ra số tiền khá nhỏ.
- Được giao dịch và thanh toán dễ dàng: CW được giao dịch và thanh toán tương tự như cổ phiếu
Theo lý thuyết, Giá của một chứng quyền khi chưa đáo hạn bao gồm hai phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian, trong đó:
- Giá trị nội tại của một chứng quyền: chính là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của chứng quyền. Khi chứng quyền đang lưu hành, chứng quyền luôn tồn tại một trong ba trạng thái sau:
Trạng thái |
Chứng quyền mua |
Chứng quyền bán |
Có lãi – ITM |
Giá CKCS > Giá thực hiện |
Giá CKCS < Giá thực hiện |
Lỗ – OTM |
Giá CKCS < Giá thực hiện |
Giá CKCS > Giá thực hiện |
Hòa vốn – ATM |
Giá CKCS = Giá thực hiện |
Giá CKCS = Giá thực hiện |
- Giá trị thời gian của CW là chênh lệch giữa giá của chứng quyền trên thị trường và giá trị nội tại của chứng quyền đó. Một chứng quyền ở trạng thái lỗ (OTM) sẽ không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị thời gian. Giá trị thời gian của CW sẽ giảm theo thời gian và bằng 0 vào ngày đáo hạn của CW.